Thuế nhập khẩu là gì?
Thuế nhập khẩu là thuế đánh vào hàng hoá nhập khẩu của một nước. Hàng hóa này có nguồn gốc từ nước ngoài được đưa vào nội địa theo quy trình nhập khẩu.
Mục đích của thuế nhập khẩu là:
Nhằm huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Bảo hộ sản xuất và
Can thiệp vào quá trình hoạt động trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia.
Đối tượng chịu thuế và không chịu thuế nhập khẩu
Đối tượng chịu thuế
Về nguyên tắc, đối tượng chịu thuế nhập khẩu là:
Hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam và
Được tiêu thụ trong lãnh thổ Việt Nam.
Tức là, hàng hóa nhập khẩu này không được tái xuất ra nước ngoài.
Dựa trên nguyên tắc này, đối tượng chịu thuế nhập khẩu bao gồm:
Hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu, qua biên giới Việt Nam.
Hàng hoá nhập khẩu từ khu phi thuế quan, khu chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan vào thị trường nội địa
Hàng hoá nhập khẩu tại chỗ hoặc hàng hoá nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền nhập khẩu.
Đối tượng không chịu thuế
Về nguyên tắc, đối tượng không chịu thuế là những hàng hóa không được tiêu dùng ở Việt Nam, trừ trường hợp đặc biệt là viện trợ. Hàng hóa từ khu phi thuế quan ra nước ngoài và ngược lại.
Hàng quá cảnh
Hàng viện trợ nhân đạo
Hàng hoá nhận viện trợ không hoàn lại
Hàng hoá được nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan chỉ sử dụng ở khu phi thuế quan mà không mang hoặc bán ra ngoài
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Cách tính thuế nhập khẩu
Cách tính thuế nhập khẩu theo quy định của Việt Nam khá đơn giản. Bạn chỉ cần xác định trị giá tính thuế. Sau đó nhân cho thuế suất áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu là sẽ ra được thuế nhập khẩu phải nộp cho nhà nước.
Xác định giá tính thuế nhập khẩu
Giá tính thuế nhập khẩu là giá thực tế phải trả đến cửa khẩu nhập đầu tiên. Giá này được gọi là CIF (Cost, Insurance, Freight). Điều này có nghĩa là, giá tính thuế nhập khẩu bao gồm giá hàng FOB + chi phí vận tại Freight + Chi phí bảo hiểm Insurance.
Với hàng hoá XNK, nếu có hợp đồng mua bán và có đầy đủ chứng từ hợp lệ và đủ điều kiện xác định giá tính thuế thì giá tính thuế được xác định theo giá hợp đồng.
Trường hợp hàng hoá XNK theo phương thức khác thì giá tính thuế được áp dụng theo biểu giá do Chính phủ quy định.
Đồng Việt Nam là đồng tiền được xác định để tính thuế. Nếu là ngoại tệ sẽ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá mua vào do Nhà nước công bố.
Thuế suất đối với hàng nhập khẩu
Để xác định thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu, bạn cần biết 2 thông tin:
Một là, mã HS của hàng hóa xuất nhập khẩu. Vì biểu thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam được xây dựng trên danh mục HS của Tổ chức Hải quan Thế giới. Do vậy, thông tin đầu tiên cần biết là phải xác định mã HS của hàng hóa xuất nhậ pkhẩu.
Hai là, xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu. Nếu doanh nghiệp nhập khẩu từ những thị trường mà thị trường đó (nước đó) có ký hiệp định thương mại tự do với Việt Nam thì sẽ áp dụng theo hiệp định thương mại tự do đó.
Do đó, thuế suất thuế nhập khẩu được phân thành 03 loại:
Một là, thuế suất ưu đãi được áp dụng với hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ các nước thực hiện đối xử tối huệ quốc trong hiệp định thương mại với Việt Nam, hàng hoá từ khu phi thuế quan,…
Hai là, thuế suất ưu đãi đặc biệt được áp dụng đối với các hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ các nước đã thoả thuận kí kết ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại tự do (FTA) với Việt Nam, liên minh thuế quan, hàng hoá từ khu phi thuế quan vào trong nước đáp ứng được các điều kiện xuất xứ
Ba là, thuế suất thông thường được áp dụng đối với hàng hoá từ các nước hoặc nhóm nước, lãnh thổ mà không thực hiện đối xử tối huệ quốc và không thực hiện ưu đãi dặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam.
Mối quan hệ giữa các mức thuế suất này như sau:
Thuế suất thông thường = Thuế suất ưu đãi * 150%
Thuế suất thông thường = Thuế suất ưu đãi * 0% (Thủ tướng chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu để quyết định)
Cách tính thuế nhập khẩu
Theo cách đánh thuế nhập khẩu có thể chia thành:
Thuế tuyệt đối: đây là loại thuế tính theo một số tiền nhất định cho mỗi đơn vị hàng hoá xuất nhập khẩu mà không phân biệt giá trị xuất nhập khẩu là bao nhiêu.
Thuế nhập khẩu = Số lượng hàng hoá thực tế nhập khẩu * Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị
Thuế theo tỷ lệ phần trăm: đây là loại thuế được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên giá trị giá xuất nhập khẩu thực tế của mỗi đơn vị hàng hoá XNK.
Thuế nhập khẩu = Số lượng hàng hoá thực tế nhập khẩu * Trị giá tính thuế trên một đơn vị * Thuế suất thuế nhập khẩu
Thuế hỗn hợp: là việc áp dụng hỗn hợp thuế tuyệt đối và thuế theo tỷ lệ %.
Ví dụ cách tính thuế nhập khẩu
Ví dụ 1: Cách tính thuế nhập khẩu mặt hàng đàn organ điện tử
Công ty TNHH Behn Meyer ký hợp đồng số 7403202 với Công ty Casio Computer Co., Ltd nhập khẩu mặt hàng đàn organ điện tử Casio, số lượng 185 chiếc, đơn giá nguyên tệ 171 USD/chiếc/FOB Arimura - Japan. Thanh toán nhờ thu trả ngay (D/P), tổng trị giá hóa đơn (FOB): 31.635 USD.
Cước vận tải (F): USD 500. Tỷ giá tính thuế: 20.879 VND/USD.
Biết thuế nhập khẩu: 7%. Hãy tính thuế cho lô hàng trên.
Hướng dẫn cách tính thuế nhập khẩu
Trị giá tính thuế nhập khẩu:
(185 chiếc x 171 USD/chiếc/FOB) + 500 USD = 32.135 USD
Quy đổi ra VND: 32.135 USD x 20.879 VND/USD = 670.946.665 VND
Thuế nhập khẩu:
670.946.665 VND x 7% = 46.966.267 VND
Vậy số tiền thuế nhập khẩu của lô hàng trên là 46.966.267 VND
Ví dụ 2: Cách tính thuế nhập khẩu mặt hàng rượu vang nhập khẩu
Công ty Thực phẩm Sản xuất và Thương mại Sài Gòn ký hợp đồng với Công ty Vin Délimité de Pays mặt hàng nhập khẩu: Rượu vang làm từ nho tươi, độ cồn trên 15%, chai 500ml, số lượng 1.500 chai, đơn giá nguyên tệ 72 USD/chai/CIF Cát Lái, HCM. Tổng trị giá hóa đơn: 108.000 USD, thanh toán bằng L/C không hủy ngang. Tỷ giá: 21.135 VND/USD.
Thuế nhập khẩu: 50%.
Hãy tính thuế cho lô hàng trên?
Hướng dẫn cách tính thuế nhập khẩu
Trị giá tính thuế nhập khẩu:
(1.500 chai x 72 USD/chai/CIF) = 108.000 USD
Quy đổi ra VND: 108.000 USD x 21.135 VND/USD = 2.282.580.000 VND
Thuế nhập khẩu:
2.282.580.000 VND x 50% = 1.141.290.000 VND
Vậy số tiền thuế nhập khẩu của lô hàng trên là 1.141.290.000 VND
Ví dụ 3: Cách tính thuế nhập khẩu mặt hàng túi nylon polyetylen
Công ty TNHH Bao bì nhựa Thành Phú ký hợp đồng với Công ty Ananbond Limited nhập khẩu mặt hàng túi nhựa polyetylen (LLDPE), số lượng 10.500 kgs, đơn giá nguyên tệ 4 USD/kg/FOB Delhi - India. Tổng trị giá hóa đơn: 42.000 USD. Cước phí vận tải (F): 4.500 USD. Phí bảo hiểm (I): 2.500 USD.
Tỷ giá tính thuế: 21.450 VND/USD.
Thuế nhập khẩu: 15%. Hãy tính thuế cho lô hàng trên?
Hướng dẫn cách tính thuế nhập khẩu
Trị giá tính thuế nhập khẩu:
(10.500 kg x 4 USD/kg/FOB) + 4.500 USD + 2.500 USD = 49.000 USD
Quy đổi ra VND: 49.000 USD x 21.450 VND/USD = 1.051.050.000 VND
Thuế nhập khẩu:
1.051.050.000 VND x 15% = 157.657.500 VND
Vậy số tiền thuế nhập khẩu của lô hàng trên là 157.657.500 VND
-------------------------------------
Bạn vừa xem bài viết hướng dẫn cách tính thuế nhập khẩu. Bài viết này đã được tham vấn chuyên môn của Th.S Trần Quang Vũ, CEO Saigon Academy, người có 15 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực hải quan và xuất nhập khẩu.
Để tiếp cận kiến thức một cách có hệ thống, bạn hãy tìm hiểu khóa học xuất nhập khẩu tại https://hocxuatnhapkhau247.com/khoa-hoc/hoc-xuat-nhap-khau/
Liên hệ đăng ký khóa học xuất nhập khẩu
Trung tâm Saigon Academy
Lầu 2, phòng số 42, Cơ quan Đại diện Bộ Tài chính tại TPHCM. Số 138 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 6, quận 3, TPHCM
Điện thoại bàn: 028.839326653
Di động, zalo: 0913.106015
Email: tranquangvu80@gmail.com
Giờ làm việc: 8h30 - 16h00 từ Thứ 2 đến Thứ 6.
Thuế nhập khẩu là thuế đánh vào hàng hoá nhập khẩu của một nước. Hàng hóa này có nguồn gốc từ nước ngoài được đưa vào nội địa theo quy trình nhập khẩu.
Mục đích của thuế nhập khẩu là:
Nhằm huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Bảo hộ sản xuất và
Can thiệp vào quá trình hoạt động trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia.
Đối tượng chịu thuế và không chịu thuế nhập khẩu
Đối tượng chịu thuế
Về nguyên tắc, đối tượng chịu thuế nhập khẩu là:
Hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam và
Được tiêu thụ trong lãnh thổ Việt Nam.
Tức là, hàng hóa nhập khẩu này không được tái xuất ra nước ngoài.
Dựa trên nguyên tắc này, đối tượng chịu thuế nhập khẩu bao gồm:
Hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu, qua biên giới Việt Nam.
Hàng hoá nhập khẩu từ khu phi thuế quan, khu chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan vào thị trường nội địa
Hàng hoá nhập khẩu tại chỗ hoặc hàng hoá nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền nhập khẩu.
Đối tượng không chịu thuế
Về nguyên tắc, đối tượng không chịu thuế là những hàng hóa không được tiêu dùng ở Việt Nam, trừ trường hợp đặc biệt là viện trợ. Hàng hóa từ khu phi thuế quan ra nước ngoài và ngược lại.
Hàng quá cảnh
Hàng viện trợ nhân đạo
Hàng hoá nhận viện trợ không hoàn lại
Hàng hoá được nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan chỉ sử dụng ở khu phi thuế quan mà không mang hoặc bán ra ngoài
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Cách tính thuế nhập khẩu
Cách tính thuế nhập khẩu theo quy định của Việt Nam khá đơn giản. Bạn chỉ cần xác định trị giá tính thuế. Sau đó nhân cho thuế suất áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu là sẽ ra được thuế nhập khẩu phải nộp cho nhà nước.
Xác định giá tính thuế nhập khẩu
Giá tính thuế nhập khẩu là giá thực tế phải trả đến cửa khẩu nhập đầu tiên. Giá này được gọi là CIF (Cost, Insurance, Freight). Điều này có nghĩa là, giá tính thuế nhập khẩu bao gồm giá hàng FOB + chi phí vận tại Freight + Chi phí bảo hiểm Insurance.
Với hàng hoá XNK, nếu có hợp đồng mua bán và có đầy đủ chứng từ hợp lệ và đủ điều kiện xác định giá tính thuế thì giá tính thuế được xác định theo giá hợp đồng.
Trường hợp hàng hoá XNK theo phương thức khác thì giá tính thuế được áp dụng theo biểu giá do Chính phủ quy định.
Đồng Việt Nam là đồng tiền được xác định để tính thuế. Nếu là ngoại tệ sẽ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá mua vào do Nhà nước công bố.
Thuế suất đối với hàng nhập khẩu
Để xác định thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu, bạn cần biết 2 thông tin:
Một là, mã HS của hàng hóa xuất nhập khẩu. Vì biểu thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam được xây dựng trên danh mục HS của Tổ chức Hải quan Thế giới. Do vậy, thông tin đầu tiên cần biết là phải xác định mã HS của hàng hóa xuất nhậ pkhẩu.
Hai là, xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu. Nếu doanh nghiệp nhập khẩu từ những thị trường mà thị trường đó (nước đó) có ký hiệp định thương mại tự do với Việt Nam thì sẽ áp dụng theo hiệp định thương mại tự do đó.
Do đó, thuế suất thuế nhập khẩu được phân thành 03 loại:
Một là, thuế suất ưu đãi được áp dụng với hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ các nước thực hiện đối xử tối huệ quốc trong hiệp định thương mại với Việt Nam, hàng hoá từ khu phi thuế quan,…
Hai là, thuế suất ưu đãi đặc biệt được áp dụng đối với các hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ các nước đã thoả thuận kí kết ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại tự do (FTA) với Việt Nam, liên minh thuế quan, hàng hoá từ khu phi thuế quan vào trong nước đáp ứng được các điều kiện xuất xứ
Ba là, thuế suất thông thường được áp dụng đối với hàng hoá từ các nước hoặc nhóm nước, lãnh thổ mà không thực hiện đối xử tối huệ quốc và không thực hiện ưu đãi dặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam.
Mối quan hệ giữa các mức thuế suất này như sau:
Thuế suất thông thường = Thuế suất ưu đãi * 150%
Thuế suất thông thường = Thuế suất ưu đãi * 0% (Thủ tướng chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu để quyết định)
Cách tính thuế nhập khẩu
Theo cách đánh thuế nhập khẩu có thể chia thành:
Thuế tuyệt đối: đây là loại thuế tính theo một số tiền nhất định cho mỗi đơn vị hàng hoá xuất nhập khẩu mà không phân biệt giá trị xuất nhập khẩu là bao nhiêu.
Thuế nhập khẩu = Số lượng hàng hoá thực tế nhập khẩu * Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị
Thuế theo tỷ lệ phần trăm: đây là loại thuế được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên giá trị giá xuất nhập khẩu thực tế của mỗi đơn vị hàng hoá XNK.
Thuế nhập khẩu = Số lượng hàng hoá thực tế nhập khẩu * Trị giá tính thuế trên một đơn vị * Thuế suất thuế nhập khẩu
Thuế hỗn hợp: là việc áp dụng hỗn hợp thuế tuyệt đối và thuế theo tỷ lệ %.
Ví dụ cách tính thuế nhập khẩu
Ví dụ 1: Cách tính thuế nhập khẩu mặt hàng đàn organ điện tử
Công ty TNHH Behn Meyer ký hợp đồng số 7403202 với Công ty Casio Computer Co., Ltd nhập khẩu mặt hàng đàn organ điện tử Casio, số lượng 185 chiếc, đơn giá nguyên tệ 171 USD/chiếc/FOB Arimura - Japan. Thanh toán nhờ thu trả ngay (D/P), tổng trị giá hóa đơn (FOB): 31.635 USD.
Cước vận tải (F): USD 500. Tỷ giá tính thuế: 20.879 VND/USD.
Biết thuế nhập khẩu: 7%. Hãy tính thuế cho lô hàng trên.
Hướng dẫn cách tính thuế nhập khẩu
Trị giá tính thuế nhập khẩu:
(185 chiếc x 171 USD/chiếc/FOB) + 500 USD = 32.135 USD
Quy đổi ra VND: 32.135 USD x 20.879 VND/USD = 670.946.665 VND
Thuế nhập khẩu:
670.946.665 VND x 7% = 46.966.267 VND
Vậy số tiền thuế nhập khẩu của lô hàng trên là 46.966.267 VND
Ví dụ 2: Cách tính thuế nhập khẩu mặt hàng rượu vang nhập khẩu
Công ty Thực phẩm Sản xuất và Thương mại Sài Gòn ký hợp đồng với Công ty Vin Délimité de Pays mặt hàng nhập khẩu: Rượu vang làm từ nho tươi, độ cồn trên 15%, chai 500ml, số lượng 1.500 chai, đơn giá nguyên tệ 72 USD/chai/CIF Cát Lái, HCM. Tổng trị giá hóa đơn: 108.000 USD, thanh toán bằng L/C không hủy ngang. Tỷ giá: 21.135 VND/USD.
Thuế nhập khẩu: 50%.
Hãy tính thuế cho lô hàng trên?
Hướng dẫn cách tính thuế nhập khẩu
Trị giá tính thuế nhập khẩu:
(1.500 chai x 72 USD/chai/CIF) = 108.000 USD
Quy đổi ra VND: 108.000 USD x 21.135 VND/USD = 2.282.580.000 VND
Thuế nhập khẩu:
2.282.580.000 VND x 50% = 1.141.290.000 VND
Vậy số tiền thuế nhập khẩu của lô hàng trên là 1.141.290.000 VND
Ví dụ 3: Cách tính thuế nhập khẩu mặt hàng túi nylon polyetylen
Công ty TNHH Bao bì nhựa Thành Phú ký hợp đồng với Công ty Ananbond Limited nhập khẩu mặt hàng túi nhựa polyetylen (LLDPE), số lượng 10.500 kgs, đơn giá nguyên tệ 4 USD/kg/FOB Delhi - India. Tổng trị giá hóa đơn: 42.000 USD. Cước phí vận tải (F): 4.500 USD. Phí bảo hiểm (I): 2.500 USD.
Tỷ giá tính thuế: 21.450 VND/USD.
Thuế nhập khẩu: 15%. Hãy tính thuế cho lô hàng trên?
Hướng dẫn cách tính thuế nhập khẩu
Trị giá tính thuế nhập khẩu:
(10.500 kg x 4 USD/kg/FOB) + 4.500 USD + 2.500 USD = 49.000 USD
Quy đổi ra VND: 49.000 USD x 21.450 VND/USD = 1.051.050.000 VND
Thuế nhập khẩu:
1.051.050.000 VND x 15% = 157.657.500 VND
Vậy số tiền thuế nhập khẩu của lô hàng trên là 157.657.500 VND
-------------------------------------
Bạn vừa xem bài viết hướng dẫn cách tính thuế nhập khẩu. Bài viết này đã được tham vấn chuyên môn của Th.S Trần Quang Vũ, CEO Saigon Academy, người có 15 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực hải quan và xuất nhập khẩu.
Để tiếp cận kiến thức một cách có hệ thống, bạn hãy tìm hiểu khóa học xuất nhập khẩu tại https://hocxuatnhapkhau247.com/khoa-hoc/hoc-xuat-nhap-khau/
Liên hệ đăng ký khóa học xuất nhập khẩu
Trung tâm Saigon Academy
Lầu 2, phòng số 42, Cơ quan Đại diện Bộ Tài chính tại TPHCM. Số 138 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 6, quận 3, TPHCM
Điện thoại bàn: 028.839326653
Di động, zalo: 0913.106015
Email: tranquangvu80@gmail.com
Giờ làm việc: 8h30 - 16h00 từ Thứ 2 đến Thứ 6.